Tra cứu lịch chiếu và đặt vé siêu nhanh
Rất khó để đưa ra lời nhận định chính xác dành cho các phim gây tranh cãi.
Đã cãi nhau thì hiển nhiên các bên luôn đưa ra những dẫn chứng và lập luận để thuyết phục và bảo vệ quan điểm của mình.
Ngành điện ảnh cũng không hiếm nhiều lần lùm xùm về những cuộc tranh luận từ kịch bản, diễn viên, hậu trường… Nổi trội nhất là các cuộc đại chiến về giá trị của một tác phẩm và việc đánh giá thông qua giải thưởng hàn lâm hoặc người xem đại chúng.
Trước đây, khi nói về các bộ phim đạt thành tích tại những Liên hoan phim, phần lớn người sẽ cho rằng đấy là phim kén người xem, khó cảm thụ nếu không có trình độ chuyên môn điện ảnh vững. Phim đoạt giải Oscar thì sẽ bị nói rằng có tính nghệ thuật thua những phim thắng các giải thưởng Châu Âu như Cannes, Berlin, Venice…
Điện ảnh được sinh ra ở Châu Âu, nước Mỹ đưa điện ảnh trở thành ngành công nghiệp triệu đô. Có thể vì vậy mà điện ảnh Mỹ luôn có sự cân bằng giữa thương mại và nghệ thuật. Châu Âu lại chú trọng và đề cao những nhà làm phim trẻ, có tư duy táo bạo, sử dụng lối kể chuyện độc đáo.
Từ đây khi nói về việc thực hiện một cuốn phim hay và được công nhận thì lại phát sinh nhiều vấn đề khác.
Nói về những đạo diễn có phong cách riêng, đặc trưng đến mức trở thành thương hiệu cá nhân và bản sắc đậm đến nỗi ai xem cũng phải nhớ mãi sự quái dị hoặc cầu kỳ của họ.
Như vậy nếu nói về làm phim, sẽ có rất nhiều đạo diễn đi theo trường phái khác nhau. Có người chuyên làm phim thương mại, phim kinh phí lớn, phim hài. Lại có nhiều người đắm mình vào không gian nghệ thuật chỉn chu từng góc máy, từng câu thoại, từng cảnh quay. Cũng có các vị đạo diễn hướng mình theo một triết lý thiền định nào đấy, mỗi cảnh phim hoặc mỗi câu chuyện đều chứa đựng ẩn ý sâu sắc, họ chấp nhận việc bị gọi là “kẻ điên”, “không giống ai”…, tất cả là vì để thỏa mãn thú vui làm phim của mình.
Có những cuộc tranh luận không hồi kết bởi một tình tiết nào đấy, đôi khi là sự cài cắm vu vơ, có lúc lại là sự sắp đặt có ý đồ. Tất nhiên gần như không thể nhận được câu trả lời thỏa đáng từ người đã tạo ra bộ phim đấy. Nhiều đạo diễn lại thích thú trước nhiều lời nhận xét và góc nhìn mới lạ khi cộng đồng bàn luận tới tác phẩm của mình. Đấy vừa là một màn truyền thông không tốn phí, vừa có thể coi như một trò “chơi khăm” của đạo diễn.
Điện ảnh thế giới từ Mỹ, Nhật, Trung, Hàn đến Châu Âu…, luôn có sự hiện diện của những nhà làm phim dị biệt. Sở thích của họ là điện ảnh, là tìm tòi đến từng ngóc ngách và khai thác tối đa tiếng nói của bộ môn nghệ thuật thứ 7.
Cũng vì vậy mà tồn tại các trường phái như Chủ Nghĩa Biểu Hiện, Chủ Nghĩa Tân Hiện Thực, Chủ Nghĩa Siêu Thực, Chủ Nghĩa Làn Sóng Mới… Ở mỗi thời kỳ sẽ có sự phát triển dần từ lúc khởi đầu đến khi lụi tàn, phần còn lại chính là những tinh hoa được thế hệ sau tiếp nhận rồi phát huy.
Nhiều nhà làm phim bắt dầu dấn thân vào các tầng “cảnh giới” cao nhất của điện ảnh. Cũng như kịch nghệ, từ loại hình giải trí đơn thuần, điện ảnh dần trở thành một hiện tượng có tư duy và suy nghĩ riêng. Một “vật sống” có mục đích truyền tải nhiều giá trị hơn là đơn thuần chỉ để thư giãn.
Tận dụng điều đó, đạo diễn hoặc biên kịch tạo nên các câu chuyện với nhiều tầng ý nghĩa. Đôi khi ẩn mình dưới một tình huống đơn giản lại là một chi tiết phản ánh cả một chế độ hoặc phê phán một thực tại đang tồn đọng.
Thế giới được mô tả trong phim cũng chính là xã hội thu nhỏ của một nền văn minh hoặc một quốc gia nào đấy. Việc dùng phim ảnh để truyền tải tư tưởng nghệ thuật, quan điểm chính trị hoặc ngầm lên án thứ truyền thống văn hóa nào đấy cũng được đạo diễn tận dụng triệt để.
Đôi khi họ sẵn sàng bất chấp việc không có doanh thu chỉ để cho ra mắt tại các rạp chiếu phim những xuất phẩm chứa đầy sự kích động hoặc gai góc khi dám nhìn thẳng vào sự thật đen tối nào đấy.
Đấy là một sự thách thức đánh vào việc thẩm duyệt, hoặc thậm chí là một lời “tố cáo” trực tiếp đến những điều vốn dĩ “không thể đụng chạm”. Bởi vì “nói to”, “nói lớn” vào những điều “không nên nói”, đôi khi tác phẩm ấy có thể là một phim hay, nhưng không phải ai ai cũng thấy cái hay nằm ở đâu.
Nếu cái tôi ngông cuồng ngạo mạn lên cao, cá tính của vị đạo diễn thông qua tác phẩm sẽ còn nặng nề nhiều chủ nghĩa và tư tưởng khác. Điều này là nguồn cơn cho việc phim bị đánh giá là “phi thực tế”, “quá sức chịu đựng”, dẫn đến